Những lưu ý về Dây nóng và Dây nguội để đảm bảo an toàn điện

    Những lưu ý về Dây nóng và Dây nguội để đảm bảo an toàn điện

    Hiểu rõ về dây nóng và dây nguội là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn trong hệ thống điện. Sự nhầm lẫn hoặc lắp đặt sai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết và sử dụng đúng hai loại dây này.

    Dây nóng, dây nguội là gì ?

    Ở Việt Nam, dòng điện được sử dụng phổ biến là dòng điện xoay chiều 220V. Đây là dòng điện có hai cực: cực âm và cực dương hay vẫn thường được gọi là dây nóng và dây lạnh. 

    Dây nóng (dây pha) mang dòng điện xoay chiều - luôn mang điện và dòng điện thay đổi theo thời gian. Đa số các ổ cắm hai chân ở Việt Nam không có sự phân biệt chân nóng và chân lạnh. 

    Dây nguội hay còn gọi là dây trung tính, dây mát của nguồn điện. Thường dây nguội không mang điện, có nhiệm vụ làm kín mạch trong dòng điện 1 pha và cân bằng dòng điện 3 pha. Thường dây trung tính được nối đất tại nhà máy điện. 

    Ảnh minh họa dây nóng, dây nguội
    Ảnh minh họa dây nóng, dây nguội

    Ký hiệu và màu sắc dây nóng, dây nguội

    Dây nóng thường được ký hiệu: P hoặc L

    Dây nguội thường được ký hiệu: N

    Màu sắc dây điện cũng có những ý nghĩa riêng của chúng,chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được dây nóng, dây nguội dựa vào màu sắc dây điện.

    2: Một sợi dây điện cắt ngang, bên trong lộ rõ 2 dây dẫn nhỏ hơn có màu đỏ và đen, chủ thích dây màu đỏ là dây nóng, dây màu đen là dây nguội]

    Dòng điện 1 pha

    Dòng điện 3 pha

    Dây nóng: Màu đỏ

    Dây nguội: Màu trắng, màu xanh, màu đen,...

    Pha 1: Màu đỏ

    Pha 2: Màu vàng, màu trắng

    Pha 3: Màu xanh dương

    Dây nóng và dây nguội có màu sắc và ký hiệu riêng

    Dây nóng và dây nguội có màu sắc và ký hiệu riêng

    Cách phân biệt dây nóng, dây nguội

    Có hai cách đơn giản có thể áp dụng để xác định dây nóng, dây nguội: 

    Dùng bút thử điện

    Do dây nóng có điện áp là 220V, nên khi chạm vào bằng bút thử điện, đèn sẽ sáng lên. Còn đối với dây nguội, bút thử điện sẽ không sáng, vì điện áp của chúng gần như bằng 0. Tuy nhiên, nếu kiểm tra, thấy dây nguội phát sáng thì có nhiều khả năng, đường dây điện có vấn đề, rất dễ gây ra nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

    Kiểm tra dây nóng, dây nguội bằng bút thử điện
    Kiểm tra dây nóng, dây nguội bằng bút thử điện

    Phân biệt qua kích thước dây

    Dây nóng và dây nguội có kích thước khác nhau, tiết diện của dây nóng thường sẽ lớn hơn dây nguội. Do đó, bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.  

    Dây nóng và dây nguội có vai trò khác nhau trong mạch điện, vì vậy, người dùng cần phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Dây điện Trần Phú hy vọng rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích cho mình về dây nóng và dây nguội, cũng như cách phân biệt chúng.

    Sử dụng đồng hồ

    Dùng đầu dây kết nối với que đo màu đỏ trên đồng hồ vạn năng và đặt thang đo trên chế độ 220V. Khi đó, bạn kiểm tra màn hình của đồng hồ vạn năng. Nếu màn hình hiển thị kết quả, đó là dây nóng. Trong trường hợp màn hình không hiển thị kết quả, đó là dây nguội.

    Qua cách này, bạn có thể dễ dàng xác định dây nóng và dây nguội bằng đồng hồ vạn năng. Điều này giúp bạn thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện gia đình một cách an toàn và hiệu quả.

    Nhận biết dây nguội qua màu sắc

    - Dựa theo ký hiệu đánh dấu.

    - Dây pha thường được gọi là dây nóng có ký hiệu chữ L hoặc là chữ P.

    - Dây trung tính hay thường được gọi với tên dây nguội có ký hiệu chữ N.

    - Dựa theo màu sắc của từng loại dây điện.

    - Phụ thuộc vào cấp độ nguy hiểm của màu sắc từ đỏ – vàng – xanh – đen mà dựa vào đó để xác định.

    - Dây nguội mặc định luôn luôn là dây màu đen.

    - Dây màu đen thông thường sẽ đi kèm với các màu còn lại như đỏ, vàng thường sẽ là dây nóng.

    - Khi lắp đặt còn phụ thuộc vào hướng để nhận biết đâu là dây nóng – dây lạnh

    - Thông thường khi đầu nối thiết bị như CB hướng về bên trái sẽ là dây nóng và bên phải sẽ là dây nguội.

    Dựa vào trực quan các bạn có thể trả lời cho nhiều bạn thắc mắc màu sắc dây điện là gì hay dây nóng màu gì rồi đấy, nhưng cách xác định trực quan này cũng không hoàn toàn chính xác vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào người đấu nối. Vì thế ta nên cẩn thận khi thao tác với các thiết bị điện hoặc sử dụng phương pháp bút thử điện để xác định chính xác nhất.

     Lưu ý rằng trước khi kiểm tra, bạn nên cắt nguồn điện của thiết bị để tránh tai nạn điện. Nếu bạn không tự tin kiểm tra, hãy nhờ đến sự trợ giúp của người có kinh nghiệm hoặc nhà thầu điện có bằng cấp.

    Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về dây nóng, dây nguội trong hệ thống điện, từ đó giúp bạn tránh được những rủi ro, cũng như đảm bảo an toàn sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày.

    Google map
    Fanpage
    Zalo
    Hotline